Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

THI CÔNG CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY CÔNG TRÌNH



THI CÔNG CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY CÔNG TRÌNH
Ngày nay, Với sự phát triển sự phát triển bùng nổ của các khu nhà chung cư, khu cao tầng thì việc sử dụng hệ thống thang máy là một thành phần không thể thiếu. Thang máy đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là di chuyển lên các khu vực cao trong thời gian ngắn, tiết kiệm sức lực. Trong đó kỹ thuật chống thấm hố pit thang máy là một bộ phậnquan trọng của thang máy không thể tách rời trong quá trình thi công và xây dựng. Hố thang máy có 3 loại được phân chia theo cốt liệu thi công:  Hố bê tong cốt thép, hố cột bê tong tường gạch và hố có cấu tạo bằng thép.Trong quá trình thi công xây dựng hố thang máy thì hạng mục xử lý chống thấm hố thang máy là công việc đặc biệt quan trọng quyết định tới độ bền, kết cấu của hố.Hố thang máy thường đặt ở các vị trí thấp nhất tòa nhà như tầng hầm nên rất dễ bị thấm nước nếu không được xử lý chống thấm ngay từ đầu khi xây dựng. Chống thấm hố thang máy, khoang đặt máy … là những hạng mục chống thấm đặc biệt vì ngoài phương pháp thông thường còn phải tính toán đến độ của độ rung củamáymáy, độngcơ. Do vậy nếu không được xử lý chống thấm trước, nước sẽ thẩm thấu, ngấm vào gây hư hỏng hệ thống máy móc, động cơ, ảnh hưởng tới tuổi thọ và kết cấu công trình. Cần xử lý chống thấm trước khi đi vào sử dụng các hạng mục này tránh để xảy ra trường hợp hệ thống máy móc đã dược lắp đặt, công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng bị ngấm nước.Khi đó việc xử lý rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: nước, bụi bẩn….
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông.
     II. Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý tại các khe co giãn, cổ ống… tạo cho bề mặt khô thoáng.
- Xử lý bơm keo compozit đẩy nước ra khỏi thân bê tông với các điểm rỏ rỉ nước, điểm ẩm thẩm thấu nước vào.
- Sau khi tiến hành chặn nước tại các điểm rò rỉ, bề mặt bê tông đã khô chúng ta tiến hành thi công :
+ Đục sàn tạo nhám, đực vách bê tông từ 0,5-1 mm
+ Dùng máy chà tạo cho bề mặt sach, có khả năng liên kết với nhau
+ Kiểm tra bề mặt bê tông sạch mịn,…
+ Quét, phun thẩm thấu các sản phẩm lên bê tông
Thi công đục sàn, tạo nhám,… tạo bề mặt liên kết.
Bước 1: Làm sạch bề mặt chống thấm
Dùng máy đục tẩy lớp bê tông bị an mòn do quá trình thẩm thấu tạo nên. Hoặc làm sạch bề mặt chống thấm
Bước 2: Kiểm tra các điểm cần chống thấm thẩm thấu( bề mặt đảm bảo khô thoáng, không còn đọng nước)
Các Compozit chống thẩm thấu thường được thi công bằng chổi quyét hoặc máy phun lên bề mặt đã được làm sạch.
a. Tạo bề mặt liên kết
Bước 1: Khò khô bề mặt
Bước 2: Phủ keo compozit có phụ gia tạo chân bám giữa 2 lớp bề mặt
b. Kiểm tra bề mặt liên kết
Bước 1: Kiểm tra bề mặt chống thấm
Kiểm tra các mạch nước ngấm:
+ Vẫn còn điểm gây thấm sau 24 h thì tiếp tục bơm vật liệu compozit lên bề mặt. Sau 24 h tiếp theo kiểm tra lại xem còn hiện tượng bị thấm nữa không.
Dùng máy khò tạo nhiệt để kiểm tra độ thấm của tường, sàn, nền….
Sau khi không còn hiện tượng thấm ta tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Thi công quét, phun sản phẩm compozit chống thấm thẩm thấu
Các sản phẩm compozit thẩm thấu thường  được thi công bằng chổi hoặc máy phun lên bề mặt đã được làm sạch, tạo nhám. Nên thi công làm 3 lớp vuông góc với nhau.  Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn (khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời). Lớp thứ ba thi công sau lớp thứ hai đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn (khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời)
Liều dùng trung bình của cho mỗi lớp như sau:
Thi công quyét compozit lên bề mặt bê tông lớp 1
Thi công sợi thủy tinh tạo liên kết bề mặt với nhau
Thi công quyét compozit lên bề mặt lớp 2
Thi công sợi thủy tinh cms 500 tạo liên kết bề mặt với nhau
Thi công quyét compozit lên bề mặt lớp 3(có phụ gia, phủ keo và sợi rubin siêu mỏng hình thành màng chống thấm chất lượng cao.
Liều dùng thực tế phụ thuộc vào bề mặt kết cấu và độ hao hụt và định mức của từng loại vật liệu, từng yêu cầu kỹ thuật đưa ra.
Bước 3: Bảo dưỡng
Vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt. Do vậy vật liệu chống thấm thẩm thấu gốc compozit phải được bảo vệ để tránh nước trong quá trình tạo liên kết với nhau.
Bước 4: Kiểm tra và bàn giao
Sản phẩm sau khi hoàn thành phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật…..






Công ty chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng bảng báo giá như sau:
STT
COMPOZIT
PHỤ GIA
SỢI TT CMS 300
BỘT TĂNG CỨNG
ĐƠN GIÁ
/1m2
GHI CHÚ
Chống thấm 2 lớp
ü   
ü   
ü   

450.000
Bảo hành 12 tháng
Chống thấm 3 lớp
ü   
ü   
ü   
ü   
500.000
Bảo hành 12 tháng
Dự toán tạm tính cho 7 thang:
STT
1,8X2,4
=4,32 m2
1,8X2,5
=4,5 m2
2,4X2,5
=6 m2
2,6X2,5
=6,5 m2
Tổng
Đơn giá
450.000/1m2
Đơn giá
500.000/1m2
Thang 1-6
2x4,32
=8,64 m2
1x4,5
=4,5 m2
2x6
=12 m2


150,84 m2
67,878,000 đ
75,420,000đ
Thang 7
2x4,32
=8,64 m2

2x6
=12 m2
1x6,5
=6.5 m2
27,14 m2
12,213,000 đ

13,570,000 đ
Tổng




177,98 m2
80,091,000 đ

88,990,000 đ

(Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%).
Trân trọng cảm ơn quý khách đã quan tâm tới sản phẩm của chúng tôi!